CNQP&KT -Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa là một trong những “cánh chim đầu đàn” của khoa học – công nghệ (KHCN) Việt Nam và của đội ngũ trực tiếp làm nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vũ khí, trang bị phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Bạn đang xem: Trần đại nghĩa là ai
Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chỉ có một vài cuộc chiến tranh trong thời hiện đại gần đây mới ghi nhận sự hiện diện các nguồn viện trợ quân sự của nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không thể phủ nhận được một truyền thống hết sức đặc sắc của người Việt Nam về tinh thần tự lực, tự cường làm ra binh khí và các phương tiện tác chiến cần thiết khác để chống giặc ngoại xâm. Kể cả trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các nghiên cứu về tổng kết chiến tranh cũng đều khẳng định vai trò không thể thiếu của vũ khí, trang bị do Việt Nam tự thiết kế, chế tạo. Trong ý nghĩa chung đó, những cống hiến to lớn của Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã thực sự góp phần giữ lửa và truyền ngọn lửa của tinh thần tự tôn dân tộc cho các thế hệ ở thời đại Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Giáo sư Trần Đại Nghĩa (tháng 4/1960). Ảnh: TL
Khát vọng tuổi trẻ của một người con quê hương Vĩnh Long, lớn lên khi đất nước còn trong cảnh nô lệ của thực dân, đã thôi thúc ông lựa chọn con đường học vấn để phục vụ nước nhà. Nhưng động lực nào đã giúp người thanh niên đến từ xứ thuộc địa xa xôi như ông có được nghị lực để quyết tâm theo đuổi các chuyên ngành khoa học liên quan tới thiết kế, chế tạo vũ khí tại nước Pháp và nước Đức trong bối cảnh lịch sử trước và trong đại chiến thế giới thứ hai? Có lẽ, nguồn cổ vũ lớn lao nhất để ông vượt qua bao khó khăn, trở ngại khi đó xuất phát từ những bài học lịch sử của dân tộc, là niềm tự hào về dòng máu Lạc Hồng, về tổ tiên Việt Nam đã sáng tạo ra không chỉ trống đồng Ngọc Lũ mà cả huyền thoại nỏ thần chống giặc ngoại xâm thời An Dương Vương. Chắc hẳn Giáo sư Trần Đại Nghĩa hiểu rõ, muốn giải phóng đất nước phải có những người tiếp tục sứ mệnh chế tạo các loại hỏa khí và súng thần cơ như thời nhà Trần, nhà Hồ, tiếp tục khát vọng xây dựng kỵ binh và hạm đội như thời của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ…
“Làm vũ khí cho bộ đội đánh giặc là một việc làm Đại Nghĩa”.
(Chủ tịch HỒ CHÍ MINH)
Tuy nhiên, hoài bão cống hiến đó của ông chỉ có thể trở thành hiện thực khi ông được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đã phát hiện, tin cậy, trọng dụng và trực tiếp giao nhiệm vụ cho ông khi đất nước phải đối phó với thù trong, giặc ngoài sau Cách mạng tháng Tám. Với tầm nhìn chiến lược của người lập quốc, chỉ 13 ngày sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập Phòng Quân giới – tiền thân của ngành Công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam ngày nay. Khi giao nhiệm vụ cho Giáo sư Trần Đại Nghĩa (tên thật là Phạm Quang Lễ), Bác đã giải thích sự lựa chọn bí danh cách mạng cho ông một cách rất mộc mạc mà vô cùng sâu sắc: “Làm vũ khí cho bộ đội đánh giặc là một việc làm Đại Nghĩa”. Đây không chỉ là vinh dự của riêng Giáo sư mà còn là niềm tự hào của các thế hệ Quân giới – CNQP sau này. Quả thực, nghiên cứu thiết kế, chế tạo vũ khí phục vụ quốc phòng – an ninh của đất nước là một mặt trận hết sức thầm lặng, gian nan, nguy hiểm, kể cả trong thời bình cũng như thời chiến. Nhưng đây cũng là một loại hình lao động đặc biệt ý nghĩa, đòi hỏi những con người trên mặt trận ấy phải thật sự tâm huyết, bản lĩnh, trí tuệ và sự am hiểu toàn diện cả về chuyên môn kỹ thuật cũng như tri thức quân sự.
Trong muôn vàn khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bằng nguồn lực và phương tiện kỹ thuật hết sức thô sơ, hạn hẹp tại các binh công xưởng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng các cộng sự đã có những sáng tạo khoa học phi thường, chế tạo được nhiều loại vũ khí kịp thời phục vụ bộ đội chiến đấu, như: súng và đạn Bazoka, SKZ, đạn AT… Những sản phẩm đầu tiên này của Quân giới Việt Nam đã đi vào lịch sử, trở thành hình tượng gắn liền với hào khí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, gắn liền với thi ca về những trận đánh oanh liệt bên hai bờ sông Lô, tiến tới chiến thắng Điện Biên Phủ.

Giáo sư Trần Đại Nghĩa (thứ ba từ phải sang) xem sản phẩm do Quân giới sản xuất thời chống Mỹ. Ảnh: TL
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Giáo sư Trần Đại Nghĩa là người trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa vũ khí để CNQP góp vai trò không thể thiếu trong chi viện cho miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tạo nên thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không và Đại thắng mùa Xuân 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khi đất nước bước vào thời bình, trên cương vị người lãnh đạo nền khoa học của quốc gia, ông vẫn tiếp tục quan tâm sâu sát tới mọi bước phát triển KHCN trong ngành CNQP và huy động các nguồn lực dân sự tham gia phục vụ quốc phòng – an ninh. Trong công tác tổ chức, quản lý CNQP, ông và các đồng chí lão thành Quân giới luôn tâm niệm triết lý nghề nghiệp: Phải biết trân trọng, chắt chiu, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả từng đồng tiền dành cho công tác nghiên cứu, chế tạo và khai thác vũ khí. Bởi vì đó là mồ hôi, nước mắt, là xương máu của nhân dân, nhất là khi dân ta còn nghèo khó. Ngày nay, bài học đó càng trở nên quan trọng, cấp thiết, thời sự khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xem thêm: New Password Là Gì Trong Tiếng Việt? Confirm New Password
“Người nghiên cứu, thiết kế vũ khí phải có trách nhiệm rất cao và luôn chú trọng tới sự an toàn cho công nhân sản xuất, cho chiến sĩ sử dụng vũ khí trong chiến đấu cũng như trong huấn luyện”.
(Giáo sư Trần Đại Nghĩa)
Bên cạnh hoạt động sáng tạo khoa học, Giáo sư Trần Đại Nghĩa cũng là người có đóng góp trực tiếp vào việc đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của ngành CNQP Việt Nam, cả về mặt định hướng phát triển, tổ chức quản lý, chuyên môn KHCN, đào tạo đội ngũ… Cho đến hôm nay và cả sau này, những người làm công tác KHCN trong ngành CNQP được thừa hưởng những di sản của ông về cách thức nghiên cứu, phát hiện điểm yếu trong vũ khí địch để sáng tạo ra các phương tiện đối phó hiệu quả, phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam. Những bài giảng đầu tiên của ông ở Chiến khu Việt Bắc về các phương pháp tính toán thiết kế vũ khí, về các nguyên lý cơ bản của thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ, thuật phóng nội phao và ngoại phao, v.v. vẫn luôn là nền tảng để tiếp tục phát triển trong điều kiện hiện đại khi nghiên cứu, thiết kế các loại vũ khí tích hợp hệ thống, các loại đạn dược thông minh và có điều khiển, các loại khí tài công nghệ cao… Chúng tôi luôn ghi nhớ những yêu cầu khắt khe của ông về chất lượng sản phẩm, quy trình phòng, chống cháy nổ, kỷ luật công nghệ nghiêm ngặt trong sản xuất, sửa chữa và thử nghiệm vũ khí. Đồng thời, cũng tiếp tục truyền đạt tới các thế hệ kế tiếp ý kiến của ông rằng: “Người nghiên cứu, thiết kế vũ khí phải có trách nhiệm rất cao và luôn chú trọng tới sự an toàn cho công nhân sản xuất, cho chiến sĩ sử dụng vũ khí trong chiến đấu cũng như trong huấn luyện”.
Là người sáng lập, người lãnh đạo đầu tiên của Nha Nghiên cứu Kỹ thuật (NCKT) – thực chất là viện thiết kế vũ khí đầu tiên và cũng là cơ sở nghiên cứu khoa học – kỹ thuật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam mới, bằng trí tuệ, tâm đức của mình, Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã quy tụ được rất nhiều trí thức trẻ tài năng khi đó, sẵn sàng dấn thân lên chiến khu tham gia nghiên cứu, chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến. Rất nhiều người trong số đó sau này trở thành lãnh đạo cấp cao, nhà khoa học đầu ngành, nhiều người đã cống hiến suốt đời cho quá trình xây dựng và phát triển CNQP Việt Nam. Họ là những người thầy tận tâm đối với các thế hệ làm công tác nghiên cứu khoa học trong ngành Quân giới – CNQP, họ đã truyền đạt cho thế hệ kế tiếp không chỉ tri thức và kinh nghiệm mà cả sự tâm huyết gắn bó với nghề. Giáo sư Trần Đại Nghĩa và nhiều cộng sự thời kháng chiến của ông là những nhà khoa học chân chính, những kỹ sư quân sự tài năng, nhân hậu, bình dị và có một nghị lực mạnh mẽ, vì nghĩa lớn để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.
Xem thêm: Sữa Rửa Mặt Magic Skin, Ngừa Mụn, Trắng Da, Sữa Rửa Mặt Ngừa Mụn Magic Skin
Hiện nay và trong tương lai, để thực hiện thành công mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là tiến tới xây dựng nền kinh tế tri thức, Việt Nam còn thiếu những thủ lĩnh khoa học như Giáo sư Trần Đại Nghĩa – người thực sự tiêu biểu cho đỉnh cao về trí tuệ, bản lĩnh, năng lực và tâm huyết cống hiến. Để có những nhà trí thức đủ tâm, đủ tầm, có sức thu hút, sức lan tỏa, năng lực quy tụ và định hướng các tập thể khoa học cùng đồng lòng giải quyết những vấn đề mang tính đột phá, tạo bước ngoặt cho sự phát triển của đất nước, không có cách nào khác là phải noi theo tư duy và cách làm của Bác Hồ trong việc phát hiện, bồi dưỡng, tin cậy và trọng dụng nhân tài.
https://meohay360.com/category/cong-nghe